Kính phản quang là gì? Bảng báo giá kính phản quang
Kính phản quang là kính có tác dụng đặc biệt trong việc ngăn chặn các tác động từ ánh sáng mặt trời, tia cực tím. Trong rất nhiều loại kính khác nhau, kính phản quang là dòng kính tiết kiệm năng lượng mà các công trình cao tầng hay sử dụng. Vì vậy, kính phản quang luôn là sự lựa chọn thông mình của chủ đầu tư và khách hàng
Vậy kính phản quang là gì? Kính phản quang có những tính năng đặc biệt nào? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây của Kính An Toàn dưới đây nhé
Kính phản quang là gì?
Kính phản quang là loại kính đặc biệt được phủ lên trên bề mặt một lớp oxit kim loại đặc biệt bằng phương pháp phủ nhiệt hay phủ chân không.
Đúng như tên gọi kính phản quang được dùng với mục đích chính là phản quang lại ánh sáng, giảm nhiệt độ từ ánh sáng mặt trời ngoài ra một số loại kính cao cấp hơn còn có thể cân bằng lượng ánh sánh, ngăn chặn các tia UV bảo vệ sức khỏe cho con người. Chúng được ứng dụng phổ biến làm vách kính, mặt dựng bao che trong các tòa nhà cao tầng.
Cách nhận biết kính phản quang:
- Cách 1: dùng tay chạm lên 2 mặt kính, nếu có 1 mặt để lại dấu vân tay rõ nét và khó lau sạch bằng tay không thì mặt đó được phủ lớp phản quang.
- Cách 2: soi 1 ngọn lửa trước tấm kính, nếu mặt nào cho 2 hình ảnh của ngọn lửa thì mặt còn lại là mặt phản quang.
Các đặc điểm của kính phản quang
Thông số kỹ thuật kính phản quang
- Độ dày của kính: 5- 6- 8-10- 12mm cho kính phản quang cường lực và 10,38mm với kính ghép an toàn phản quang
- Kích thước tiêu chuẩn: 2140 x 3300mm, 2140 x 3660mm, 2250 x 3210mm.
- Màu sắc kính: màu xanh lá, màu xanh biển, màu trà, màu xám…
Tiêu chuẩn kính phản quang
Kính phản quang là một loại kính được sử dụng nhiều trong xây dựng. Do đó, có những tiêu chuẩn về chất lượng được đặt ra cho loại kính này nhằm kiểm soát chất lượng đầu ra của các nhà máy sản xuất.
Tiêu chuẩn áp dụng cho kính phản quang là TCVN 7528:2005 – Kính xây dựng – Kính phủ phản quang. Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho kính phủ phản quang dùng trong xây dựng mà không áp dụng cho các loại kính được dán lớp polime phản quang.
Các yêu cầu cụ thể trong tiêu chuẩn:
Tiêu chuẩn phân loại theo hệ số phản xạ năng lượng mặt trời (R) thì kính phủ phản quang được chia làm 3 loại với 3 ký hiệu: R 0,3 – R 0,45 và R 0,6.
Yêu cầu về kính nền: kính nền phải đảm tiêu chuẩn chất lượng tương ứng với loại kính đó.
Kích thước và sai lệch kích thước cho phép phù hợp với các tiêu chuẩn sản phẩm tương ứng cho loại kính đó.
Các khuyết tật ngoại lai cho phép nhìn thấy bằng mắt thường của lớp phủ phản quang:
- Khuyết tật dạng vân, lượn sóng có trên mặt lớp phủ: không cho phép xuất hiện
- Độ không đồng đều của lớp phủ: không cho phép xuât hiện
- Lỗ châm kim trên bề mặt lớp phủ phản quang: không cho phép có lỗ đường kính lớn hơn 2mm và với lỗ có đường kính nhỏ hơn 2mm số lượng không được nhiều hơn 5 lỗ/ 30cm x 30cm.
- Vết sướt trên lớp phủ phản quang: không cho phép vết xước dài hơn 100mm, với vết xước rộng từ 0,1mm đến 0,3mm thì không được nhiều hơn 4 vết, với vết xước từ 0,3mm đến 0,4mm thì không được nhiều hơn 1 vết.
Hệ số phản xạ năng lượng ánh sáng mặt trời được phân theo từng mức tương ứng với từng loại: với R 0,3 là từ 0,3 đến 0,4; với R 0, 45 là từ 0,45 đến 0, 59; với R 0,6 là bằng hoặc lớn hơn 0,6.
Độ bền: Độ bền của kính phủ phản quang được đặc trưng bởi độ bền phản quang, độ bền mài mòn, độ bền màu. Các chỉ tiêu độ bền này được biểu thị qua giá trị tuyệt đối của sự chệnh lệch độ truyền sáng của các mẫu.
Phân loại kính phản quang
Có rất nhiều cách có thể áp dụng để phân loại kính phản quang. Dựa vào các cách phân loại này bạn có thể dễ dàng lựa chọn được loại kính phản quang phù hợp.
Phân loại dựa vào phương pháp sản xuất
Kính phản quang phủ cứng bằng phương pháp phủ nhiệt (phủ cứng) Trong quá trình luyện kính ở nhiệt độ cao khoảng 1200 độ C, kính được phủ một lớp hợp chất đặc biệt để tạo nên khả năng phản quang. Loại kính này có độ bền vĩnh viễn, có thể gia công cắt nhiệt hay uốn.
Kính phản quang phủ mềm bằng phương pháp phủ chân không (phủ mềm): Kính được phủ lên bề mặt một lớp hợp chất bằng phương pháp phủ chân không. Khác với kính phủ cứng thì bề mặt kính phủ chân không dễ trầy xước, bong tróc hơn. Loại kính này không thể gia công nhiệt hay cắt gọt như kính phủ nhiệt.
Phân loại dựa vào bản chất kính
Kính phản quang cường lực: là kính phản quang trên nền kính cường lực. Hoặc có thể hiểu là kính cường lực được phủ một lớp phản quang. Kính cường lực là loại kính có khả năng chịu lực va đập gấp 4 đến 5 lần kính thường. Không chỉ có khả năng chịu lực cao mà kính còn chịu được nhiệt độ, sốc nhiệt cùng rung chấn. Hơn nữa, khi vỡ kính sẽ tạo thành những hạt nhỏ, không gây nguy hiểm cho người xung quanh. Do vậy, kính cường lực phản quang có độ bền và an toàn rất cao.
Kính phản quang 2 lớp hay kính phản quang an toàn: là loại kính dán an toàn nhiều lớp trong đó có ít nhất 1 lớp là kính phản quang. Các lớp kính được gắn với nhau bởi lớp film PVB. Sự kết hợp này giúp tạo ra kính phản quang có độ chịu lực và độ an toàn cao hơn. Nhờ lớp film PVB mà kính không chỉ chịu lực tốt hơn còn giữ được nguyên dạng khi bị vỡ. Chúng ta thường gặp kính phản quang 6.38mm, kính phản quang 10,38mm.
Phân loại dựa vào khả năng phản quang
- Kính phản quang 1 chiều là kính phản quang dán an toàn có 1 lớp kính phản quang. Hoặc có thể hiểu là loại kính 1 chiều được phủ lớp phản quang. Là loại kính phản quang được sử dụng phổ biến tại nhiều tòa nhà cao tầng.
- Kính phản quang 2 chiều là loại kính dán phản quang có 2 lớp kính phản quang. Với 2 lớp kính được phủ phản quang, các tính năng của kính được duy trì và ổn định.
Phân loại dựa vào màu sắc kính
Do phủ một lớp oxit kim loại lên bề mặt mà kính phản quang có rất nhiều màu sắc khác nhau. Các màu này không ảnh hưởng đến các tính năng của kính nhưng có thể ảnh hưởng đến cường độ ánh sáng đi qua.
- Kính PQ màu xanh lá, xanh biển
- Kính PQ màu xám
- Kính PQ màu trà
Ưu nhược điểm của kính phản quang
Ưu điểm của kính phản quang
Kính phản quang được các chuyên gia đánh giá có nhiều ưu điểm vượt trội:
- Khả năng phản nhiệt, giảm nhiệt độ tốt: giảm 40% nhiệt lượng từ bên ngoài vào, giảm 21% nhiệt lượng cho các tòa nhà cao tầng
- Ngăn chặn các tia tử ngoại: khả năng phản xạ của kính giúp phản xạ lại các tia UV, giảm thiểu tia sáng có hại truyền qua kính
- Tính thẩm mỹ cao: Loại kính này có nhiều màu sắc đa dạng khác nhau: xanh biển, xanh lá, màu ghi,… hay các màu khác tùy vào yêu cầu thiết kế đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của người dùng
- Tính an toàn cao: Kính phản quang có thể được làm từ kính cường lực hay kính dán an toàn, điều năng làm tăng độ bền cũng như tính an toàn của kính được đảm bảo hơn rất nhiều.
Chính vì thế loại kính này được ứng dụng trong rất nhiều công trình, thiết kế khác nhau như cửa sổ bằng kính phản quang, mái kính, vách kính thay thế cho những bức tường bê tông kín mít, hấp thu nhiệt.
Nhược điểm của kính phản quang
Mặc dù có nhiều ưu điểm như vậy nhưng kính phản quang vẫn không tránh khỏi một số nhược điểm:
- Giá thành của kính phản quang cao hơn nhiều so với các loại kính trắng thông thường.
- Kính chỉ hạn chế được nhiệt năng từ bên ngoài truyền vào mà không hạn chế được nhiệt từ trong ra.
- Lớp phủ phản quang trên kính dễ bị xước, ảnh hưởng đến chất lượng của kính.
- Độ phổ biến của kính trên trong người dân chưa cao, vẫn chủ yếu được sử dụng cho các công trình lớn.
Kính phản quang có tác dụng gì?
Kính phản quang là loại kính được phủ một lớp oxit kim loại phản quang. Sản phẩm có khả năng ngăn tia tử ngoại, phản xạ ánh sáng và tia cực tím cực tốt. Mà không làm giảm ánh sáng được truyền qua mặt kính. Kính phản quang được tích hợp đầy đủ các tính chất của kính thường nên bạn có thể tạo thành kính tôi cường lực, kính dán an toàn,…
Kính phản quang được sản xuất và tích hợp rất nhiều công dụng, cụ thể như:
- Bức xạ nhiệt: làm giảm đến 25% lượng nhiệt, nên được dùng nhiều trong tòa nhà cao tầng như vách kính, cửa sổ,…
- Giảm tia UV, tia tử ngoại: Kính phản quang giúp giảm tia UV gây hại cho da ở người.
- Giữ nhiệt: Hạn chế nhiệt bên trong ra ngoài cũng nhiệt từ ngoài vào trong. Giúp căn phòng luôn có mức nhiệt ổn định.
- Độ an toàn cao: Kính phản quang có thể dùng làm kính an toàn, kính cường lực,… Đảm bảo chất lượng, độ bền và an toàn cho người dùng.
- Màu sắc đa dạng xanh lá, xanh nước biển, xám,… đảm bảo tính thẩm mỹ cho căn phòng.
- Cách âm tốt: Sản phẩm có khả năng cách âm tốt hơn các loại cường lực có cùng độ dày.
Kính phản quang giá bao nhiêu?
Giá kính phản quang là một thông tin được rất nhiều người tiêu dùng quan tâm sau các tính năng của nó. Kính phản quang bao nhiêu tiền sẽ phụ thuộc vào nguồn gốc, loại kính và màu sắc của nó.
Báo giá kính phản quang
- Báo giá kính phản quang 5mm: PQ màu xanh nước biển, PQ màu xanh lá, PQ màu ghi, PQ màu trà có giá khoảng 550.000 đồng/m2.
- Báo giá kính phản quang 8mm: PQ màu xanh nước biển, PQ màu xanh lá, PQ màu ghi, PQ màu trà có giá khoảng 850.000 đồng/m2.
- Báo giá kính phản quang 10mm: PQ màu xanh nước biển, PQ màu xanh lá, PQ màu trà có giá khoảng 980.000 đồng/m2.
Ứng dụng của kính phản quang trong xây dựng
Với các tính năng đặc biệt của mình, kính phản quang được sử dụng rất nhiều trong xây dựng. Kính phản quang được sử dụng vào làm những sản phẩm ở vị trí thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cường độ lớn.
Làm kết cấu che, mặt dựng kính
Các toàn nhà cao tầng sử dụng nhiều mặt dựng bằng kính thường hấp thụ một lượng nhiệt rất lớn. Để giảm thiểu điều này, hầu hết các tòa nhà cao tầng đều sẽ sử dụng kính phản quang cho mặt dựng.
Mặt dựng kính không chỉ giúp hạn chế hấp thụ nhiệt cũng như các tia cực tím có hại. Mà nó còn giúp các tòa nhà tiết kiệm được một lượng lớn điện năng cần sử dụng. Các mặt dựng kính thường là kết cấu kết hợp giữa nhôm và kính. Kết cấu này rất chắc chắn và cho phép sử dụng nhiều loại kính khác nhau.
Làm cửa kính
Với những công trình xây dựng bình thường phần lớn diện tích đã được bao phủ bởi tường bê tông. Diện tích còn lại bị ảnh hưởng bởi ánh sáng mặt trời đó là các cửa. Khi đó, để giảm hập thụ nhiệt và ngăn các tia bức xạ có hại từ mặt trời thì bạn nên sử dụng kính phản quang.
Kính này được sử dụng vào làm cửa kính phản quang, cửa nhôm kính phản quang, cửa sổ kính phản quang. Cửa có thể hoàn toàn từ kính phản quang hoặc kính kết hợp với các vật liệu khác như cửa nhôm kính, gỗ kính.
Làm mái kính, mái hiên bằng kính
Tại những khu vực đông người qua lại nên sử dụng để làm mái che, mái kính. Chẳng hạn như sảnh khách sạn, quán cà phê, nhà hàng, sảnh bệnh viện…Những khu vực này thường rất đông người qua lại, giúp làm dịu đi sự gay gắt từ ánh nắng mặt trời, tạo cảm giá dễ chịu.
Làm nhà kính phản quang
Hiện nay, một số công trình được xây dựng phần lớn từ kính, tạo ra những nhà kính. Các công trình này nếu không sử dụng kính phản quang thì không khí bên trong rất oi bức, ngột ngạt. Nhờ kính phản quang mà các nhà kính này có thể dễ dàng kiểm soát nhiệt độ bên trong hơn.
So sánh kính phản quang và kính cản nhiệt Low-e
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều người nhầm lẫn giữa kính phản quang và kính cản nhiệt low e. Do cơ chế, tính năng của 2 loại kính này có rất nhiều điểm tương đồng. Để tráng việc nhầm lẫn khi mua hàng, chúng ta cần phân biệt rõ được 2 loại kính này.
Về đặc điểm cấu tạo, sản xuất
Gương phản quang là loại gương được phủ lên bề mặt một lớp oxit kim loại có tác dụng phản xạ ánh sáng mặt trời. Công nghệ sản xuất kính phản quang đã có từ lâu và hiện được sử dụng rộng rãi ở nhiều nhà máy trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Kính Low-e khá mới và công nghệ sản xuất hiện đại đòi hỏi kỹ thuật, máy móc cao. Do đó số lượng nhà máy có thể sản xuất loại kính này không nhiều.
Về giá thành
Giá thành của kính low-e sẽ cao hơn kính phản quang. Do công nghệ sản xuất cao hơn.
Về tính năng
Kính phản quang về cơ bản là kính hạn chế nguồn sáng mang theo nhiệt lượng đi vào qua lớp kính. Do đó chỉ có tác dụng 1 chiều từ ngoài vào mà không thể ngăn nhiệt lượng từ trong truyền ra.
Kính low-e sử dụng lớp màng để hạn chế nhiệt lượng truyền qua kính. Kính sẽ ngăn cả nhiệt lượng từ trong và từ ngoài truyền qua. Do đó, kính có thể ngăn nhiệt 2 chiều.
Cả 2 loại kính trên đều có tác dụng ngăn cản tia UV và tia hồng ngoại ở một mức nhất định tùy theo lớp phủ trên kính.
Về cơ chế hoạt động
Với 2 nguồn nhiệt từ ánh sáng mặt trời và từ sức nóng của môi trường xung quanh 2 loại kính sẽ có những tính năng riêng. Kính phản quang sẽ có tác dụng trong việc hạn chế ánh sáng mặt trời từ đó hạn chế nhiệt của ánh sáng nhưng không có tác dụng với các nguồn nhiệt khác.
Trong khi kính low-e ngược lại. Kính low-e sẽ ngăn nhiệt lượng từ các nguồn nhiệt khác nhau ngoài ánh sáng mặt trời.
Với những so sánh trên bạn chắc hẳn đã có thể phân biệt được kính phản quang và kính low-e. Từ đó bạn đã có thể lựa chọn được loại kính phù hợp với công trình của mình.
So sánh kính phản quang và kính solar
Giống nhau
- Loại bỏ, ngăn cản các tia tử ngoại độc hại với sức khỏe.
- Kính giảm, hạn chế nhiệt lượng từ ánh sáng mặt trời đi vào nhà từ đó kiểm soát được nhiệt độ bên trong.
- Đều giúp tiết kiệm điện năng để làm mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông.
- Mức giá của 2 loại kính này khá tương đương nhau.
Khác nhau
Về cấu tạo: Kính Solar Control hay kính kiểm soát năng lượng mặt trời là kính trắng được phủ một lớp Metalic siêu mỏng lên bề mặt. Còn kính phản quang là kính được phủ lên bề mặt một lớp oxit kim loại.
Về khả năng chuyền sáng: kính solar có khả năng truyền sáng tốt hơn do được làm từ kính trắng và lớp phủ thường không màu, thường có màu nên độ truyền sáng thấp hơn.
Về độ bền: lớp phủ oxit của kính phản quang bền hơn so với kính solar. Và hiện tại kính phản quang được sử dụng rộng rãi hơn kính solar.
Kính phản quang và kính solar có khá nhiều điểm tương đồng gây khó dễ cho việc lựa chọn. Do đó, để chọn được loại kính phù hợp nhất quý khách hàng có thể liên hệ đến hotline của Hải Long để được tư vấn và giải đáp.
Lưu ý khi sử dụng kính phản quang
Loại kính này thường tiếp xúc với nhiệt độ khắc nghiệt, nhiệt lượng lớn nên để tránh các vấn đề sai sót như hỏng hay nứt vỡ bạn cần lưu ý tới các vấn đề sau:
- Không lắp đặt kính phản quang khi có góc cạnh bị sứt, mẻ. Trước khi lắp đặt các cạnh kính phải được mài.
- Khi sử dụng kính làm mặt dựng nên sử dụng kính phản quang phủ cứng, nếu sử dụng kính phản quang phủ mềm thì bề mặt phản quang của kính nên quay vào bên trong.
- Không nên sử dụng kính phản quang phủ mềm ở nơi đông người qua lại làm trầy, xước bề mặt phản quang ảnh hưởng tới tác dụng của kính
- Không nên để đồ đạc trạm trực tiếp hoặc quá gần kính vì nhiệt lượng từ kính có thể làm hỏng, ảnh hưởng đến đồ, nên tạo không gian rộng cho nhiệt lượng khuếch tán tốt nhất.
- Không sơn hoặc dán giấy lên kính.
- Kính phản quang lắp mặt không có lớp phủ phản quang ra ngoài. Mặt có lớp phủ phản quang được lắp quay vào trong. Việc lắp như vậy sẽ bảo vệ được lớp phủ phản quang trước các tác động của thời tiết, tránh cho nó bị xước.
Để thi công, lắp đặt kính phản quang một cách tốt nhất, bạn cần một địa chỉ uy tin, chất lượng giúp bạn thực hiện điều đó. Hãy liên hệ ngay tới Kính Việt Nhật Hải Long để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.
Lời Kết
Đến đây bạn đã trả lời được cho mình khái niệm kính phản quang là gì rồi đúng không nào? Ngày nay, bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh kính phản quang ở khắp mọi nơi. Nó được ứng dụng nhiều nhất trong việc sử dụng làm ô cửa sổ, cửa nhôm kính phản quang, những tòa nhà cao tầng bằng kính… Hay những nơi cần chú trọng yếu tố thẩm mỹ, giữ nhiệt, tránh bức xạ….
Loại kính này có thể được ứng dụng vào làm mắt kính phản quang. Vừa giúp kính mắt có màu săc xanh đẹp mắt, đồng thời, ngăn chặn tia UV, tia tử ngoại, tia bức xạ gây hại tới mắt. Trên thị trường hiện nay có kính phản quang 1 chiều và kính phản quang 2 chiều. Tương ứng với tên gọi thì các loại kính phản quang sẽ có công dụng và đặc điểm riêng, tuy nhiên, nhìn chung tất cả các loại kính phản quang đều có tác dụng chính là cản trở ánh sáng có hại đến thị giác, đến sức khỏe của con người một cách hiệu quả nhất.
Khách hàng có nhu cầu chọn mua Kính phản quang muốn tìm hiểu, hãy gọi ngay vào số Hotline của chúng tôi để nhận báo giá, và tư vấn kịp thời nhất nhé. Công ty Kính An Toàn rất vinh hạnh khi được trở thành đơn vị đồng hành cùng bạn.