Thủy tinh hay kính được tạo hình khi nó đang nóng chảy hoặc biến mềm. Do đó những phế liệu có tính chất gần giống tính chất sản phẩm cần tạo đều có thể tái chế (nấu chảy và tạo hình lại).
Ở những nhà máy lớn sản xuất thủy tinh và kính, đa số đều dùng lò bể, là một loại lò có thể nấu liên tục. Người ta hạn chế tối đa việc dùng lò bởi mỗi lần như thế.
Lượng thủy tinh còn thừa (chiếm khoảng 20-30% thể tích lò) sẽ đông cứng, co lại. Chúng phá huỷ lớp gạch chịu lửa xây lò và ảnh hưởng đến kết cấu thành lò.
Chi phí xây gạch mới và nhiên liệu cung cấp cho quá trình nâng nhiệt của lò đến nhiệt độ nấu thủy tinh sẽ rất lớn. Chính điều đó dẫn đến việc có một số thủy tinh thành phẩm; nhưng cũng được đưa vào tái chế (nấu lại). Điều này xảy ra tại các nhà máy thủy tinh lớn chẳng may hàng bán không chạy; mà hàng tồn đọng lại trong kho quá nhiều. Nếu tiếp tục sản xuất mới sẽ không có chỗ chứa.
Biện pháp xử lý:
Đập vỡ thành phẩm, đem qua lò nấu lại, mục đích là để duy trì sự hoạt động của lò. Biến rác thải thủy tinh thành tấm đan.
Những tấm đan thành phẩm được tạo ra từ rác thải thủy tinh y tế do bác sĩ Nguyễn Hiếu Hiệp, Giám đốc Bệnh viện huyện Thới La tìm ra bằng cách đem xay thử một lượng lớn rác thủy tinh của bệnh viện.
Qua 2 lần xay, các hạt thủy tinh chỉ còn kích thước nhỏ như hạt cát , cỡ 1/4 mm3. Ông trộn thứ cát thủy tinh này với xi măng và vôi bột rồi đổ vào khuôn. Sau khi khô, hỗn hợp này tạo thành những tấm vật liệu rắn chắc có độ cứng rất cao . Phù hợp cho việc đúc các tấm đan lát nền ở những chỗ như nhà kho, sân, tiết kiệm mà sạch sẽ, giải quyết được vấn đề rác thải.
Mọi chi tiết Quý Khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá cạnh tranh nhất.
ĐT: 0902 659 282 – 028 2217 4662 – 028 2217 4663, Email: kinhantoanvn@gmail.com
Thế giới của các loại kính chuyên dùng