Ngày nay cùng với sự đa dạng của các loại kính thì việc phân loại các loại kính khác nhau sẽ giúp các bạn có những lựa chọn phù hợp cho công trình của mình.
Có thể phân loại kính như sau:
– Theo cường độ chịu lực: Kính thường và kính cường lực.
- Kính thường: có cạnh sắc nhọn, có thể gia công khoan, khoét, cắt được. Được dùng ở những nơi không yêu cầu độ an toàn cao cũng như độ cách âm, cách nhiệt.
- Kính cường lực: Có độ bền gấp 4-5 lần kính thường. Do bề mặt kính được ép lại làm cho các mạch liên kết cực nhỏ kết hợp chặt chẽ với nhau tạo thành liên kết bền vững hơn, giúp cho kính chịu được rung chấn, sức gió lớn và va đập mạnh. Có khả năng chịu được sốc nhiệt cao gấp 3 lần so với kính thường. Nhiệt độ thay đổi đột ngột khoảng 50 độ C đủ để làm kính thường vỡ nhưng có thể chịu được sự thay đổi đột ngột lên tới 150 độ C. Kính cường lực không thể gia công khoan, khoét, cắt. Khi vỡ tạo thành các mảnh nhỏ, khó gây sát thương. Đòi hỏi hệ số an toàn cao và chịu lực. Được ứng dụng trong các hạng mục như: lan can cầu thang kính, vách kính, cửa thủy lực.
– Theo mức độ truyền ánh sáng (khả năng cho ánh sáng đi qua):
Kính trong suốt, kính trong mờ, kính mờ đục, kính phản quang, gương.
– Theo mục đích sử dụng:
Kính lấy sáng, kính lấy sáng kết hợp cách âm – cách nhiệt, kính trang trí (kính màu, kính sơn, tranh kính…), kính làm vật dụng (mặt bàn, mặt tủ…).
– Theo cấu tạo và công nghệ:
Kính thường, kính dán an toàn (hai tấm kính dán với nhau bằng một loại keo trong suốt đặc biệt, khi vỡ không bị phá hủy hình dáng bề mặt, tránh gây sát thương), kính cường lực (còn gọi là kính tempered, kính tôi – được tôi ở nhiệt độ cao để làm tăng khả năng chịu lực); kính hộp (có 2 – 3 lớp kính đặt song song trong một hệ khung, giữa các lớp kính là chân không hoặc khí trơ để làm tăng khả năng cách âm, cách nhiệt).